Tìm hướng đi để xuất khẩu Phú Thọ phát triển bền vững

Ngày đăng: 12/09/2019 07:21
Lượt xem : 1192

Phú Thọ có vị trí địa kinh tế thuận lợi, là trung tâm của Miền Bắc; cửa ngõ của 5 tỉnh Tây bắc; Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện với 5 nút giao cắt đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; Hệ thống đường sắt xuyên Á Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; Hệ thống giao thông đường thủy nối liền Việt Trì – Hải Phòng; Việt Trì – Quảng Ninh, bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có 3 con sông lớn Sông Đà, Sông Thao, sông Lô chảy qua. Đến 2018 Phú Thọ đã được Chính Phủ phê duyệt quy hoạch 7 khu công nghiệp và 26 cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất là hoạt động xuất, nhập trên địa bàn tỉnh còn thiếu vững trắc, chưa xứng với tiểm năng của tỉnh. Trong đó có nguyên nhân cơ bản là: sản xuất sản phẩm xuất khẩu còn manh mún, chưa tạo được vùng chuyên canh, có số lượng sản phẩm đủ lớn để hình thành thị trường xuất khẩu; chất lượng sản phẩm XK chưa đạt tiểu chuẩn, nhất là khi các hiệp định FTA có hiệu lực; việc xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất khó khăn, dẫn tới công tác tham mưu giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp còn chậm.

Bộ Công Thương dự báo; quyết định hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản đối với Hàn Quốc không chỉ ảnh hưởng đến các công ty sản xuất chất bán dẫn, chip và màn hình tại Hàn Quốc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ sở sản xuất, nhà máy thuộc các công ty này tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đây là yếu tố góp phần làm cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro gia tăng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, kết hợp với sự xung đột thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang làm gia tăng những lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa trong ngắn hạn. Sự căng thẳng thương mại giữa các quốc gia nói trên là những yếu tố cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Điều đáng lo ngại là: Tính đến tháng 8 năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 142 doanh nghiệp FDI, thu hút gần 40.000 lao động. Trong đó có 67 doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc chiếm 47% và khoảng 8% doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc; tập trung chủ yếu trong các Khu, cụm công nghiệp trọng điểm.

Vậy tìm hướng đi để xuất khẩu Phú Thọ phát triển bền vững là rất nan giải, yếu tố quyết định thuộc về các Doanh nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, chuyển đổi công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,… đặc biệt là phải nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là DN khu vực kinh tế trong nước.

Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhập thông tin về chính sách xuất, nhập khẩu của nhà nước; chủ động, tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu đối với các hàng hóa của doanh nghiệp. Luôn luôn tìm hiểu thị trường, tích cực cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để đáp ứng được thị yếu người tiêu dùng đáp ứng về chất lượng đối với nước nhập khẩu của doanh nghiệp.

Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò bà đỡ nên tập trung vào những nội dung như: đẩy nhanh tiến độ cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ CCVC, tích cực nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, vận dụng các chính sách mới vào thực tế của tỉnh Phú Thọ; khắc phục tình trạng chông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thiếu chủ động, dám nghĩ, dám làm.

Tổng hợp, theo dõi, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XNK và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự báo kịp thời tình hình thị trường trong trong nước, thế giới, phục vụ công tác tham mưu lãnh chỉ đạo của ngành, của tỉnh; Đề xuất các giải pháp khuyến khích xuất khẩu nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu năm 2019 tăng trên 10% so với năm 2018.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước kết hợp với mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nông sản, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới (CPTPP, FTA, EVFTA...). Kiểm soát tốt hoạt động tạm nhập, tái xuất, quy định về nguồn gốc, xuất xứ, tránh tình trạng "mượn đường" để xuất khẩu sang nước thứ 3.

Tiếp tục đa dạng hóa, hình thức tập huấn, cung cấp, phổ biến thông tin về thị trường, về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trên cổng thông tin điện tử, website, Báo Phú Thọ, Đài PTTH, hội nghị để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội và thách thức khi tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tìm kiếm được nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát hàng giả và hàng không đảm bảo chất lượng nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng đến nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động: tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên ngành, hoạt động giao thương xúc tiến các ngành hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm củng cố, phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống, tiềm năng và khai thác thị trường xuất khẩu mới. Đẩy mạnh hoạt động dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, sớm phát hiện và có biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật. Tiếp tục xem xét hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động sản xuất hàng xuất khẩu; Hỗ trợ tìm kiếm thị trường xuất khẩu khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động XNK đối với các Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Tranh thủ các nguồn lực, phát huy thế mạnh của từng địa phương, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp tạo quỹ đất sạch thu hút dự án vào đầu tư mới, đầu tư mở rộng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giao đất cho triển khai thực hiện đầu tư dự án.

Các cấp, các ngành tích cực phối hợp, thực hiện lồng ghép chính sách phát triển, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các sản phẩm có lợi thế, để doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các chương trình hỗ trợ kinh phí, nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước phát triển xuất khẩu bền vững./.

Quốc Hưng - Phòng QLĐT&HTQT

Admin

Gửi mail

Tin liên quan