Liên kết web

Định hướng phát triển Lưới điện Trung và Hạ áp

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG VÀ HẠ ÁP

 

1. Định hướng phát triển

a. Định hướng chung

          Quy hoạch phát triển lưới điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch phát triển lưới điện nhằm đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, từng bước nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và định hướng chung của tỉnh. Phát triển lưới điện đảm bảo yêu cầu cấp điện trước mắt có dự phòng và không bị phá vỡ trong tương lai.

          Khắc phục những tồn tại của lưới điện hiện trạng (giảm bán kính cung cấp điện, xóa bỏ các trạm trung gian...). Chuẩn hóa cấp điện áp hợp lý cho các khu vực được cung cấp điện.

          Giảm tối thiểu diện tích chiếm đất cho việc phát triển lưới điện (sử dụng nhiều lộ trên 1 hàng cột, trạm đơn thân, trạm Kiot...).

          Phụ tải quan trọng phải được cung cấp ít nhất từ 2 nguồn điện.

          Ngầm hoá lưới trung và hạ áp: Xây dựng mới cáp ngầm đối với khu vực nội thành thành phố Việt Trì các khu đô thị mới các khu vực có yêu cầu mỹ quan đô thị cao các khu công nghiệp đồng bộ với sự phát triển của các dự án hạ tầng khác như thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông (đường điện đi ngầm trong hào kỹ thuật gồm có hệ thống thông tin viễn thông…).

          Từng bước xây dựng các thiết bị tiên tiến hiện đại để thực hiện giải pháp lưới điện thông minh.

b. Tiêu chí phát triển lưới điện trung áp

          Các công trình lưới điện khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành điện và xây dựng theo quy định, đồng thời đáp ứng định hướng phát triển lưới điện chung của tỉnh và các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch sau:

* Cấu trúc lưới điện:

          Lưới điện trung áp toàn tỉnh sẽ vận hành thống nhất ở điện áp 35 kV và 22 kV. Phát triển mạnh lưới điện 35 kV ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Thanh Ba nơi có bán kính cấp điện lớn phụ tải thưa thớt và việc triển khai lưới 22 kV không đạt hiệu quả cao. Hạn chế phát triển mới lưới điện 35 kV tại thành phố Việt Trì thị xã Phú Thọ (khu vực nội đô) KCN và khu ĐTM. Lưới điện có điện áp 6 kV và 10 kV chỉ còn tồn tại ở các phụ tải chuyên dùng.

          Đường trục được thiết kế mạch vòng, vận hành hở, cấp điện từ hai nguồn (2 trạm 110kV  hoặc 2 phân đoạn thanh cái khác nhau). Đối với khu vực nông thôn có thể thiết kế hình tia.

          Các đường trục trung áp ở chế độ làm việc bình thường mang tải từ (60-:-70)%  công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép của dây dẫn để đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố.

          Để đảm bảo độ tin cậy, cần tăng cường lắp đặt các thiết bị đóng lại (Recloser) trên các tuyến trung áp quan trọng và các nhánh nhằm phân đoạn sự cố. Tăng cường bổ sung cầu dao phân đoạn ở đầu các nhánh rẽ để phân đoạn lưới điện nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

          Tăng cường phân đoạn sự cố các đường trục, các nhánh rẽ lớn bằng các thiết bị Recloser, LBS, DS, LBFCO, FCO…; khu vực thành phố trang bị hệ thống thiết bị bảo vệ, điều khiển hiện  đại.

          Các tuyến cáp ngầm bố trí tủ RMU phân đoạn có ngăn dự phòng đấu nối; các đường dây trung áp đi nổi trong các KCN, CCN thiết kế đáp ứng yêu cầu đấu nối điện sống (Hotline) để phát triển phụ tải mà không cần cắt điện.

* Tiết diện dây dẫn:

     Đường dây 35 kV:

          Đường trục: Dùng dây nhôm (AV) hoặc dây nhôm lõi thép (AC) có tiết diện ³ 120mm2.

          Đường nhánh: Dùng dây AC hoặc AV có tiết diện ³ 70mm2.

          Đường dây 22 kV:

          Khu vực trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện:

          Đường trục: Sử dụng cáp ngầm XLPE tiết diện ³ 240 mm2 hoặc đường dây nổi AC hoặc AV với tiết diện ³ 150mm2.

          Cáp ngầm được xây dựng tại khu trung tâm thành phố nơi có yêu cầu cao về mỹ quan đô thị và các khu đô thị mới; có tiết diện ³ 240 mm2.

          Đường nhánh: Cáp ngầm dùng loại XLPE tiết diện ³ 120 mm2 đường dây nổi dùng dây AC hoăc AV có tiết diện ³ 70 mm2.

Khu vực ngoại thành và các huyện:

          Đường trục: Dùng dây AC hoặc AV có tiết diện ³ 120mm2.

          Đường nhánh: Dùng dây AC hoặc AV có tiết diện ³ 70mm2.

          Các khu công nghiệp:

          Đường trục: Sử dụng cáp ngầm XLPE tiết diện ³ 240mm2 hoặc đường dây nổi AC hoăc AV với tiết diện ³ 150mm2.

          Đường nhánh: Dùng dây dẫn có tiết diện ³ 95mm2.

*  Giam máy biến áp phân phối:

          Công suất trạm: được lựa chọn phù hợp mật độ phụ tải với hệ số mang tải từ 65% - 75%.

          Gam máy biến áp sử dụng: Khu vực thành phố, đô thị mới, thị trấn sử dụng máy biến áp 3 pha gam máy từ (250÷1000)kVA, khu vực nông thôn sử dụng gam máy từ (100÷400)kVA. Các trạm chuyên dùng của khách hàng tùy theo quy mô và địa điểm sẽ được thiết kế với gam máy và loại máy thích hợp.

          * Kiểu trạm:

          Kiểu trạm biến áp được sử dụng là trạm hợp bộ, trạm phòng, trạm đơn thân (bắt buộc với khu vực nội thành), trạm nền và trạm treo. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp theo công nghệ hiện đại, phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị và xây dựng Thành phố xanh, sạch, đẹp. Đối với khu vực nông thôn sử dụng trạm nền, trạm đơn thân, trạm treo.

* Tổn thất điện áp cho phép:

          Các đường dây trung áp mạch vòng, khi vận hành hở phải đảm bảo tổn thất điện áp £ 5% ở chế độ vận hành bình thường và £ 10% ở chế độ sau sự cố.

          Các đường dây trung áp hình tia, cho phép tổn thất điện áp ≤ 10% ở chế độ vận hành bình thường.

c. Tiêu chí phát triển lưới điện hạ áp

     Cấp điện áp: 380/220V.

     Cấu trúc: với lưới 3 pha 4 dây, không thiết kế mạng 1 pha 2 dây.

     Sử dụng công tơ điện tử để đảm bảo độ chính xác trong công tác đo đếm.

          Cải tạo triệt để lưới điện hạ áp trên không đang dùng dây dẫn trần sang dây bọc, cáp bọc hoặc cáp ngầm.

          Hạ ngầm lưới điện hạ áp tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có quy hoạch ổn định và khu đô thị mới.

          Xây dựng các xuất tuyến hạ áp sau các TBA phân phối đảm bảo các tiêu chuẩn bán kính cấp điện và dây dẫn.

          * Tiết diện dây dẫn: Khu vực nội thị, khu đô thị mới, khu du lịch với các phụ tải quan trọng sử dụng cáp XLPE cáp vặn xoắn ABC loại 4 ruột chịu lực, tiết diện đường trục ³ 120mm2 đường nhánh tiết diện ³ 95mm2. Khu vực ngoại thành, nông thôn: sử dụng đường dây trên không hoặc cáp vặn xoắn (ABC) có tiết diện đường trục ³ 95mm2 ,đường nhánh tiết diện ³ 70mm2.

          * Bán kính lưới hạ áp: Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có quy hoạch ổn định khu đô thị mới: ≤ 500 m; Khu vực còn lại: ≤1.200 m.

          * Công tơ:Dùng các loại công tơ: dòng điện 3/12A, 5/20A, 10/40A. Hòm công tơ (loại 1, 2 hoặc 4 công tơ) chuyên dụng kín, có khóa chắc chắn treo trên cột đường dây hạ áp. Dây vào hòm công tơ sử dụng dây PVC-M 2x6, 2x11, 2x25mm2.

2. Mục tiêu

Phát triển đồng bộ lưới điện trung và hạ áp trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 là 7,5%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 8,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 7,3%/năm, giai đoạn 2031-2035 là 6,5%/năm. Cụ thể như sau:

          Năm 2020 điện năng thương phẩm đạt 3,428 tỷ kWh, công suất cực đại 645 MW, tốc độ tăng trưởng 11%.

          Năm 2025 điện năng thương phẩm đạt 5,773 tỷ kWh, công suất cực đại 1.000 MW, tốc độ tăng trưởng 11%.

          Năm 2030 điện năng thương phẩm đạt 8,374 tỷ  kWh, công suất cực đại 1.430 MW, tốc độ tăng trưởng 7,7%.

          Năm 2035 điện năng thương phẩm đạt 11,872 tỷ kWh, công suất cực đại 2.000 MW, tốc độ tăng trưởng 7,2 %.

          3. Quy hoạch phát triển lưới điện

          Quy mô tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp theo các giai đoạn quy hoạch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

          Lưới điện trung áp

          Giai đoạn 2016-2020

          Xây dựng mới 837km; Cải tạo nâng cấp và chuyển đổi điện áp 537 km đường dây trung áp.

          Xây dựng mới 1.076 trạm biến áp với tổng dung lượng là 400.510 kVA; cải tạo 767 trạm biến áp với tổng dung lượng 201.940 kVA.

          Giai đoạn 2021-2025

          Xây dựng mới 496 km; Cải tạo nâng cấp và chuyển đổi điện áp 95 km đường dây trung áp.

          Xây dựng mới 1.117 trạm biến áp với tổng dung lượng là 524.300 kVA; cải tạo 242 trạm biến áp với tổng dung lượng 72.590 kVA.

          Lưới điện hạ áp và công tơ

          Giai đoạn 2016-2020

          Xây dựng mới 1.542 km đường dây, cải tạo 184 km.

          Lắp đặt mới và thay thế 11.407 công tơ các loại.

          Giai đoạn 2021-2025

          Xây mới 1.493 km đường dây; cải tạo 134 km.

          Lắp đặt mới và thay thế 11.625 công tơ các loại.

         

         

 

File đính kèm

Tải file 1

Gửi mail

Các bài khác